Skip to content

Latest commit

 

History

History
1082 lines (856 loc) · 44.9 KB

Nhóm(Đặng-Thành-Trung-Nguyễn-Anh-Đức-Nguyễn-Thị-Thúy-Quỳnh) update.md

File metadata and controls

1082 lines (856 loc) · 44.9 KB

Báo cáo về 23 mẫu thiết kế

Nhóm chúng em gồm các thành viên:

- Đặng Thành Trung 20021455

- Nguyễn Anh Đức 20021336

- Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 20021426

Trong quá trình tìm kiếm, phân tích, nhóm em đã tìm được một số repo mã nguồn trên github có 23 mẫu thiết kế như sau.

Tóm tắt:

Nhóm em đã tìm và phân tích 4 repo dưới đây:

 1. https://github.com/shuleisanshi/myblog
 
 2. https://github.com/simple-android-framework/android_design_patterns_analysis
 
 3. https://github.com/braisdom/ObjectiveSql
 
 4. https://github.com/Anuken/Mindustry

Trong đó, repo 2 là code minh họa 23 design patterns, các repo còn lại là các dự án thực tế.

  • Giới thiệu: Repo này là mã nguồn của 1 blog cá nhân của tác giả. Trong repo này, tác giả đã sử dụng 1 mẫu thiết kế thuộc nhóm StructuralAdapter.
  • Dễ thấy, mẫu thiết kế Adapter được tác giả áp dụng 10 lần, theo từng nhóm các lớp và giao diện, mỗi nhóm đều có đầy đủ Adaptee, Adapter, Target và Client:
    • Các Adaptee là các giao diện không tương thích, cần được tích hợp, nằm trong package mapper.

    • Các Target một interface chứa các chức năng được sử dụng bởi Client, nằm trong package service.

    • Các Adapter (lớp tích hợp, giúp interface không tương thích tích hợp được với interface đang làm việc, thực hiện việc chuyển đổi và kết nối Adaptee với Client) tương ứng với các Adaptee trên nằm trong package impl.

    • Các Client là các lớp sử dụng các đối tượng có interface Target thuộc package controller (bao gồm 2 package bên trong là: adminhome).

    • Ta có thể quan sát rõ hơn qua ví dụ về các lớp và giao diện liên quan tới menu:

      public interface MenuMapper {
      
          int deleteById(Integer menuId);
      
          int insert(Menu menu);
      
          Menu getMenuById(Integer menuId);
          
          int update(Menu menu);
      
          List<Menu> listMenu() ;
      }

      Giao diện trên có chứa các phương thức dùng để chèn, xóa, cập nhật menu và một phương thức trả về 1 menu với mã số cho trước.

      public interface MenuService {
      
          List<Menu> listMenu();
      
          Menu insertMenu(Menu menu);
      
          void deleteMenu(Integer id);
      
          void updateMenu(Menu menu);
      
          Menu getMenuById(Integer id);
      }

      Giao diện này có chứa các phương thức dùng để chèn, xóa, cập nhật menu và một phương thức trả về 1 menu với mã số cho trước gần như giống hệt với adaptee MenuMapper, chỉ khác tên và khác kiểu trả về của phương thức update(Menu);

      public class MenuServiceImpl implements MenuService {
      
          @Autowired(required = false)
          private MenuMapper menuMapper;
      
          @Override
          public List<Menu> listMenu() {
      	List<Menu> menuList = menuMapper.listMenu();
      	return menuList;
          }
      
          @Override
          public Menu insertMenu(Menu menu) {
      	menuMapper.insert(menu);
      	return menu;
          }
      
          @Override
          public void deleteMenu(Integer id) {
      	menuMapper.deleteById(id);
          }
      
          @Override
          public void updateMenu(Menu menu) {
      	menuMapper.update(menu);
          }
      
          @Override
          public Menu getMenuById(Integer id) {
      	return menuMapper.getMenuById(id);
          }
      }

      Lớp này cài đặt tất cả các phương thức trong giao diện MenuService (target).

      @Controller
      @RequestMapping("/admin/menu")
      public class BackMenuController {
      
          @Autowired
          private MenuService menuService;
      
          @RequestMapping(value = "")
          public String menuList(Model model)  {
      	List<Menu> menuList = menuService.listMenu();
      	model.addAttribute("menuList",menuList);
      	return "admin/menu/index";
          }
      
          @RequestMapping(value = "/insertSubmit",method = RequestMethod.POST)
          public String insertMenuSubmit(Menu menu)  {
      	if(menu.getMenuOrder() == null) {
      	    menu.setMenuOrder(1);
      	}
      	menuService.insertMenu(menu);
      	return "redirect:/admin/menu";
          }
      
          @RequestMapping(value = "/delete/{id}")
          public String deleteMenu(@PathVariable("id") Integer id)  {
      	menuService.deleteMenu(id);
      	return "redirect:/admin/menu";
          }
      
          @RequestMapping(value = "/edit/{id}")
          public ModelAndView editMenuView(@PathVariable("id") Integer id)  {
      	ModelAndView modelAndView = new ModelAndView();
      
      	Menu menu =  menuService.getMenuById(id);
      	modelAndView.addObject("menu",menu);
      
      	List<Menu> menuList = menuService.listMenu();
      	modelAndView.addObject("menuList",menuList);
      
      	modelAndView.setViewName("admin/menu/edit");
      	return modelAndView;
          }
      
          @RequestMapping(value = "/editSubmit",method = RequestMethod.POST)
          public String editMenuSubmit(Menu menu)  {
      	menuService.updateMenu(menu);
      	return "redirect:/admin/menu";
          }
      }

      Đây là lớp dùng để điều khiến, quản lý menu dành riêng cho admin. Lớp này có chứa 1 thuộc tính kiểu MenuService.

    • Nhận xét: Khi đối chiếu với mẫu thiết kế Adapter chuẩn trên trang GPCoder, em nhận thấy:

      • Mẫu thiết kế tác giả dùng ở đây là hoàn toàn tương đồng với mô hình Object Adapter – Composition (Chứa trong) được nhắc trong bài viết (có lớp mới (Adapter) tham chiếu đến một đối tượng của lớp có sẵn với interface không tương thích (Adaptee), đồng thời cài đặt interface mà người dùng mong muốn (Target), khác với Class Adapter – Inheritance (Kế thừa) là mô hình mà lớp mới (Adapter) kế thừa lớp có sẵn với interface không tương thích (Adaptee)).

      • Điểm khác biệt nhỏ ở đây là trong repo my_blog này, mẫu thiết kế Adapter được áp dụng trên quy mô rộng hơn (tới 10 lần) và ở trong môi trường phức tạp hơn so với trên GPCoder.

  • Giới thiệu: Đây là 1 repo tóm tắt (bằng tiếng Trung Quốc) về tất cả 23 mẫu thiết kế cơ bản. Trong đó, có 9 mẫu thiết kế có mã nguồn trong repo.

Các mẫu được chia theo 3 nhóm mẫu thiết kế:

Creational Design Patterns:

Repo có 3 mẫu thiết kế thuộc nhóm CreationalBuilder, Factory MethodPrototype.

  • Builder: Tác giả đưa ra ví dụ về mẫu thiết kế Builder trong file readme.md của mục này. Ví dụ về việc dùng mẫu thiết kế Builder để tạo các đối tượng máy tính (Computer):

     public abstract class Computer {
     	protected int mCpuCore = 1;
     	protected int mRamSize = 0;
     	protected String mOs = "Dos";
    
     	protected Computer() {
     	}
    
     	public abstract void setCPU(int core);
    
     	public abstract void setRAM(int gb);
    
     	public abstract void setOs(String os);
    
     	@Override
     	public String toString() {
     		return "Computer [mCpuCore=" + mCpuCore + ", mRamSize=" + mRamSize
     				+ ", mOs=" + mOs + "]";
     	}
     }
    
     public class AppleComputer extends Computer {
    
     	protected AppleComputer() {
     	}
    
     	@Override
     	public void setCPU(int core) {
     		mCpuCore = core;
     	}
    
     	@Override
     	public void setRAM(int gb) {
     		mRamSize = gb;
     	}
    
     	@Override
     	public void setOs(String os) {
     		mOs = os;
     	}
     }
    
     public abstract class Builder {
     
     	public abstract void buildCPU(int core);
    
     	public abstract void buildRAM(int gb);
    
     	public abstract void buildOs(String os);
    
     	public abstract Computer create();
     }
    
     public class ApplePCBuilder extends Builder {
     	private Computer mApplePc = new AppleComputer();
    
     	@Override
     	public void buildCPU(int core) {
     		mApplePc.setCPU(core);
     	}
    
     	@Override
     	public void buildRAM(int gb) {
     		mApplePc.setRAM(gb);
     	}
    
     	@Override
     	public void buildOs(String os) {
     		mApplePc.setOs(os);
     	}
    
     	@Override
     	public Computer create() {
     		return mApplePc;
     	}
     }
    
     public class Director {
     	Builder mBuilder = null;
    
     	public Director(Builder builder) {
     		mBuilder = builder;
     	}
    
     	public void construct(int cpu, int ram, String os) {
     		mBuilder.buildCPU(cpu);
     		mBuilder.buildRAM(ram);
     		mBuilder.buildOs(os);
     	}
     }
    
     public class Test {
     	public static void main(String[] args) {
     		Builder builder = new ApplePCBuilder();
     		Director pcDirector = new Director(builder);
     		pcDirector.construct(4, 2, "Mac OS X 10.9.1");
     		System.out.println("Computer Info : " + builder.create().toString());
     	}
     }
    • Nhận xét: Mẫu thiết kế này có đầy đủ các thành phần chuẩn như mẫu trên GPCoder:

      • Builder: là lớp trừu tượng Builder, khai báo phương thức tạo đối tượng Computer chung.
      • ConcreteBuilder: là lớp ApplePCBuilder, khai báo phương thức tạo đối tượng Computer.
      • Product : là lớp AppleComputer (kế thừa lớp trừu tượng Computer), đại diện cho đối tượng cần tạo, đối tượng này phức tạp, có nhiều thuộc tính.
      • Director: là lớp Director, là nơi gọi tới Builder để tạo ra đối tượng.

      Điểm khác biệt giữa 2 mẫu thiết kế là thành phần Builder của repo này là lớp trừu tượng, còn thành phần Builder ở trang GPCoder là một giao diện.

  • Factory Method:

    Nhận xét: Mẫu thiết kế được dùng trong repo hoàn toàn giống với mẫu chuẩn tại GPCoder.

  • Prototype:

    • Phần code tìm được trong repo gồm lớp WordDocument (implements Cloneable) đóng vai trò ConcretePrototype: lớp này thực thi interface được cung cấp bởi Prototype để copy (nhân bản) chính bản thân nó. Các lớp này chính là thể hiện cụ thể phương thức clone().

      Ở đây, Cloneable là Prototype.

     public class WordDocument implements Cloneable {
         private String mText;
         private ArrayList<String><string> mImages = new ArrayList<String><string>();
    
         public WordDocument() {
     	System.out.println("----------- WordDocument构造函数 -----------");
         }
    
         @Override
         protected WordDocument clone() {
     	try {
     	    WordDocument doc = (WordDocument) super.clone();
     	    doc.mText = this.mText;
     	    doc.mImages = this.mImages;
     	    return doc;
     	} catch (Exception e) {
     	}
    
     	return null;
         }
    
         public String getText() {
     	return mText;
         }
    
         public void setText(String mText) {
     	this.mText = mText;
         }
    
         public List<string> getImages() {
     	return mImages;
         }
    
         public void addImage(String img) {
     	this.mImages.add(img);
         }
    
         public void showDocument() {
     	System.out.println("----------- Word Content Start -----------");
     	System.out.println("Text : " + mText);
     	System.out.println("Images List: ");
     	for (String imgName : mImages) {
     	    System.out.println("image name : " + imgName);
     	}
     	System.out.println("----------- Word Content End -----------");
         }
     }
    • Class Client được dùng để tạo mới object bằng cách gọi Prototype thực hiện clone chính nó.
     public class Client {
         public static void main(String[] args) {
     	WordDocument originDoc = new WordDocument();
     	originDoc.setText("这是一篇文档");
     	originDoc.addImage("图片1");
     	originDoc.addImage("图片2");
     	originDoc.addImage("图片3");
     	originDoc.showDocument();
    
     	WordDocument doc2 = originDoc.clone();
     	doc2.showDocument();
    
     	doc2.setText("这是修改过的Doc2文本");
     	doc2.showDocument();
    
     	originDoc.showDocument();
         }
     }
    • Nhận xét: Mẫu thiết kế được dùng trong repo hoàn toàn giống với mẫu chuẩn tại GPCoder.

Nhóm Structural Design Patterns:

Repo có 3 mẫu thiết kế thuộc nhóm StructuralBridge, CompositeFacade.

  • Bridge:

    Đây là 1 đoạn code liên quan đến việc xử lý với các hình cơ bản như hình chữ nhật, hình tròn.

     public class DP1 {
     	...
     }
     
     public class DP2 {
     	...
     }
     
     abstract class Shape {
     	protected Drawing myDrawing;
    
     	public Shape(Drawing drawing) {
     		this.myDrawing = drawing;
     	}
    
     	abstract public void draw();
    
     	protected void drawRectangle(){
            //this.impl.implmentation()
     		myDrawing.drawRantangle();
     	}
    
     	protected void drawCircle(){
     	//this.impl.implmentation()
     		myDrawing.drawCircle();
     	}
     }
     
     public class Rantangle extends Shape{
     	public Rantangle(Drawing drawing) {
     		super(drawing);
     	}
    
     	@Override
     	public void draw() {
     		drawRectangle();
     	}
     }
     
     public class Circle extends Shape {
     	public Circle(Drawing drawing) {
     		super(drawing);
     	}
     	@Override
     	public void draw() {
     		drawCircle();
     	}
     }
     
     public interface Drawing {
     	public void drawRantangle();
     	public void drawCircle();
     }
     
     public class V1Drawing implements Drawing {
    
     	DP1 dp1;
    
     	public V1Drawing() {
     		dp1 = new DP1();
     	}
     	@Override
     	public void drawRantangle() {
     		dp1.draw_1_Rantanle();
     	}
     	@Override
     	public void drawCircle() {
     		dp1.draw_1_Circle();
     	}			
     }
     
     public class V2Drawing implements Drawing {
     	DP2 dp2;
    
     	public V2Drawing() {
     		dp2 = new DP2();
     	}
    
     	@Override
     	public void drawRantangle() {
     		dp2.drawRantanle();
     	}
     	@Override
     	public void drawCircle() {
     		dp2.drawCircle();
     	}
     }
    • Nhận xét: Khi đối chiếu đoạn code trên với mẫu thiết kế chuẩn trên GPCoder, em thấy 2 mẫu hoàn toàn trùng khớp, không có thay đổi gì. Cụ thể hơn, trong tình huống này, dễ dàng nhận thấy lớp Shape đóng vai trò Abstraction, các lớp CircleRantangle là các Refined Abstraction, giao diện Drawing đóng vai trò Implementor với 2 ConcreteImplementor là V1Drawing và V2Drawing.
  • Composite:

    Tác giả đưa ra ví dụ về mẫu thiết kế Builder trong file readme.md của mục này. Mẫu thiết kế được đưa ra ở đây giống hệt mẫu chuẩn trên GPCoder.

  • Facade:

    • Tác giả đưa ra ví dụ minh họa về mẫu thiết kế được dùng trong quản lý một chiếc ti vi, với các lớp và giao diện:
    • Lớp TvController đóng vai trò Facade: biết rõ lớp của hệ thống con nào đảm nhận việc đáp ứng yêu cầu của client, sẽ chuyển yêu cầu của client đến các đối tượng của hệ thống con tương ứng:
       public class TvController {
           private PowerSystem mPowerSystem = new PowerSystem();
           private VoiceSystem mVoiceSystem = new VoiceSystem();
           private ChannelSystem mChannelSystem = new ChannelSystem();
      
           public void powerOn() {
       	mPowerSystem.powerOn();
           }
      
           public void powerOff() {
       	mPowerSystem.powerOff();
           }
      
           public void turnUp() {
       	mVoiceSystem.turnUp();
           }
      
           public void turnDown() {
       	mVoiceSystem.turnDown();
           }
      
           public void nextChannel() {
       	mChannelSystem.next();
           }
      
           public void prevChannel() {
       	mChannelSystem.prev();
           }
       }
    • Lớp PowerSystem, VoiceSystem, ChannelSystem đóng vai trò Subsystems: cài đặt các chức năng của hệ thống con, xử lý công việc được gọi bởi Facade. Các lớp này không cần biết Facade và không tham chiếu đến nó.
        class PowerSystem {
           public void powerOn() {
       	System.out.println("开机");
           }
      
           public void powerOff() {
       	System.out.println("关机");
           }
       }
       
       class VoiceSystem {
           public void turnUp() {
       	System.out.println("音量增大");
           }
      
           public void turnDown() {
       	System.out.println("音量减小");
           }
       }
       
       class ChannelSystem {
           public void next() {
       	System.out.println("下一频道");
           }
      
           public void prev() {
       	System.out.println("上一频道");
           }
       }
    • Nhận xét: Phần này của repo đã thể hiện một cách trực quan và thực tế về mẫu thiết kế Facade.

      Tuy nhiên, trong ví dụ minh họa có một hạn chế là không chỉ rõ Client (đối tượng sử dụng Facade để tương tác với các subsystem) nên chưa thực sự đầy đủ nếu so với code mẫu trên GPCoder.

Nhóm Behaviorial Design Patterns:

Repo có mẫu thiết kế thuộc nhóm BehaviorialCommand, IteratorStrategy.

  • Command: Trong package command, có các lớp và giao diện dùng để làm việc với các đối tượng PeopleBean (chứa các thông tin của một người), gồm:

     public interface Command {
     	public void execute();
     	public void undo();
     	public void redo();
    
     }

    Giao diện này thể hiện đúng vai trò của thành phần Command trong mẫu thiết kế Command.

     public class ConcreteCommandImpl1 implements Command{
     	private ReceiverRole receiverRole1;
    
     	public ConcreteCommandImpl1(ReceiverRole receiverRole1) {
     		this.receiverRole1 = receiverRole1;
     	}
    
     	@Override
     	public void execute() {
     		receiverRole1.opActionUpdateAge(1001);
     	}
    
     	@Override
     	public void undo() {
     		receiverRole1.rollBackAge();
     	}
    
     	@Override
     	public void redo() {
     	}
         }

    Các lớp này thể hiện đúng vai trò của thành phần ConcreteCommand trong mẫu thiết kế Command.

     public class ReceiverRole {
     	private PeopleBean people; 
     	private PeopleBean peopleCache = new PeopleBean();     	
    
           public ReceiverRole() {
     	this.people = new PeopleBean(-1, "NULL");
           }
    
           public ReceiverRole(PeopleBean people) {
     	this.people = people;
           }
    
           public void opActionUpdateAge(int age) {
     	System.out.println("执行命令前:"+people.toString());
     	this.people.update(age);
     	System.out.println("执行命令后:"+people.toString()+"\n");
           }
    
           public void opActionUpdateName(String name) {
     	System.out.println("执行命令前:"+people.toString());
     	this.people.update(name);
     	System.out.println("执行命令后:"+people.toString()+"\n");
           }
    
           public void rollBackAge() {
     	people.setAge(peopleCache.getAge());
     	System.out.println("命令回滚后:"+people.toString()+"\n");
           }
           public void rollBackName() {
     	people.setName(peopleCache.getName());
     	System.out.println("命令回滚后:"+people.toString()+"\n");
           }
     }

    Lớp này thể hiện đúng vai trò của thành phần Receiver trong mẫu thiết kế Command.

     public class ClientRole {
         public void assembleAction() {
     		ReceiverRole receiverRole1 = new ReceiverRole();
     		Command command1 = new ConcreteCommandImpl1(receiverRole1);           		    
     	Command command2 = new ConcreteCommandImpl2(receiverRole1);
    
     		InvokerRole invokerRole = new InvokerRole();
     		invokerRole.setCommand1(command1);
     		invokerRole.setCommand2(command2);
     		invokerRole.invoke(0);			
     		invokerRole.invoke(1);				
         }
     }
      Lớp này thể hiện đúng vai trò của thành phần Client trong mẫu thiết kế Command.
    
     public class InvokerRole {
         private Command command1;
         private Command command2;
    
         public void setCommand1(Command command1) {
     		this.command1 = command1;
         }
         public void setCommand2(Command command2) {
     		this.command2 = command2;
         }
    
         public void invoke(int args) {
     		if(args == 0){
     			command1.execute();
     			command2.execute();
     		} else if(args == 1){
     			command1.undo();
     			command2.undo();
     		}
         }   	
     }
      Lớp này thể hiện đúng vai trò của thành phần Invoker trong mẫu thiết kế Command.
    
    • Nhận xét: Khi đối chiếu đoạn code trên với mẫu thiết kế chuẩn trên GPCoder, em thấy 2 mẫu hoàn toàn trùng khớp, không có thay đổi gì, thể hiện qua các lớp và giao diện: Command, ConcreteCommandImpl1, ConcreteCommandImpl2, ConcreteCommandImpl3, ClientRole, InvokerRole, ReceiverRole như trên.
  • Iterator: Tác giả đưa ra ví dụ về mẫu thiết kế Iterator trong file AndroidMileage.java:

     public class AndroidMileage {
    
         final static int[] versionCodes;
         final static String[] versionMileages;
         final static int size;
    
         static {
     	versionCodes = new int[]{ /**some code*/ ... };
     	versionMileages = new String[]{ /**some code*/ ... };
    
     	size =  Math.min(versionCodes.length, versionMileages.length);
         }
    
         public static class Mileage implements NameValuePair {
    
     	public String name;
     	public String value;
    
     	@Override
     	public String getName() {
     	    return name;
     	}
    
     	@Override
     	public String getValue() {
     	    return value;
     	}
    
     	@Override
     	public String toString() {
     	    return "versionCode:" + name + " desc:" + value;
     	}
         }
    
    
         public Iterator<Mileage> iterator() {
     	return new ArrayIterator();
         }
    
         private class ArrayIterator implements Iterator<Mileage> {
     	/**
     	 * Number of elements remaining in this iteration
     	 */
     	private int remaining = size;
    
     	/**
     	 * Index of element that remove() would remove, or -1 if no such elt
     	 */
     	private int removalIndex = -1;
    
     	@Override
     	public boolean hasNext() {
     	    return remaining != 0;
     	}
    
     	@Override
     	public Mileage next() {
     	    Mileage mileage = new Mileage();
     	    removalIndex = size-remaining;
     	    mileage.name = String.valueOf(versionCodes[removalIndex]);
     	    mileage.value = versionMileages[removalIndex];
     	    remaining-=1;
     	    return mileage;
     	}
    
     	@Override
     	public void remove() {
     	    versionCodes[removalIndex]=-1;
     	    versionMileages[removalIndex]="It was set null";
     	}
         }
     }
    • Nhận xét: Khi đối chiếu đoạn code trên với mẫu thiết kế chuẩn trên GPCoder, em thấy mẫu thiết kế trong repo này có điểm tương đồng với mẫu chuẩn ở chỗ có đầy đủ các thành phân:
      • Aggregate (interface NameValuePair) là một interface định nghĩa định nghĩa các phương thức để tạo Iterator object.
      • ConcreteAggregate (class Mileage) cài đặt các phương thức của Aggregate, nó cài đặt interface tạo Iterator để trả về một thể hiện của ConcreteIterator thích hợp.
      • Iterator (class Iterator - tổng quát là Iterator) là một interface hay abstract class, định nghĩa các phương thức để truy cập và duyệt qua các phần tử.
      • ConcreteIterator (class ArrayIterator) cài đặt các phương thức của Iterator, giữ index khi duyệt qua các phần tử.
      • Client (class AndroidMileage) đối tượng sử dụng Iterator Pattern, nó yêu cầu một iterator từ một đối tượng collection để duyệt qua các phần tử mà nó giữ. Các phương thức của iterator được sử dụng để truy xuất các phần tử từ collection theo một trình tự thích hợp.
      • Điểm khác biệt của project này là ở chỗ tất cả các lớp và giao diện đêu là inner class (lớp trong) của Client (class AndroidMileage).
  • Strategy:

    • Repo minh họa về các hàm dùng để tính các phép toán cơ bản (+, -, *, /) với 2 số thục:
    • Giao diện Strategy : định nghĩa các hành vi có thể có của một Strategy.
       public interface Strategy {
       	public double calc(double paramA, double paramB);
       }
    • Các lớp AddStrategy, SubStrategy, MultiStrategy, DivStrategy đóng vai trò ConcreteStrategy: cài đặt các hành vi cụ thể của Strategy.
       public class AddStrategy implements Strategy {
       	@Override
       	public double calc(double paramA, double paramB) {
       		System.out.println("执行加法策略...");
       		return paramA + paramB;
       	}
       }
      
       public class SubStrategy implements Strategy {
       	@Override
       	public double calc(double paramA, double paramB) {
       		System.out.println("执行减法策略...");
       		return paramA - paramB;
       	}
       }
      
       public class MultiStrategy implements Strategy {
       	@Override
       	public double calc(double paramA, double paramB) {
       		System.out.println("执行乘法策略...");
       		return paramA * paramB;
       	}
       }
      
       public class DivStrategy implements Strategy {
       	@Override
       	public double calc(double paramA, double paramB) {
       		System.out.println("执行除法策略...");
       		if (paramB == 0) {
       			throw new IllegalArgumentException("除数不能为0!");
       		}
       		return paramA / paramB;
       	}
       }
    • Lớp Calc đóng vai trò Context: chứa một tham chiếu đến đối tượng Strategy và nhận các yêu cầu từ Client, các yêu cầu này sau đó được ủy quyền cho Strategy thực hiện.
       public class Calc {
       	private Strategy strategy;
       	public void setStrategy(Strategy strategy) {
       		this.strategy = strategy;
       	}
      
       	public double calc(double paramA, double paramB) {
       		if (this.strategy == null) {
       			throw new IllegalStateException("你还没有设置计算的策略");
       		}
       		return this.strategy.calc(paramA, paramB);
       	}
       }
    • Nhận xét: Mẫu thiết kế được dùng trong repo hoàn toàn giống với mẫu chuẩn tại GPCoder.
  • Giới thiệu: Repo này chứa mã nguồn của Mindustry - một trò chơi trực tuyến, trong đó người chơi có nhiệm vụ bảo vệ thành phố khỏi sự tấn công của rất nhiều kẻ thù. Trong repo có sử dụng các mẫu thiết kế:

Các mẫu thiết kế thuộc nhóm Creational

  • Mẫu thiết kế Factory Method trong package formations với các lớp và giao diện sau:

    • Creator FormationPattern là một lớp trừu tượng, là lớp cha của các Concrete Creator phía dưới.
     public abstract class FormationPattern{
         public int slots;
         /** Spacing between members. */
         public float spacing = 20f;
    
         /** Returns the location of the given slot index. */
         public abstract Vec3 calculateSlotLocation(Vec3 out, int slot);
    
         /**
          * Returns true if the pattern can support the given number of slots
          * @param slotCount the number of slots
          * @return {@code true} if this pattern can support the given number of slots; {@code false} othervwise.
          */
         public boolean supportsSlots(int slotCount){
     	return true;
         }
     }
    • Các Concrete Creator: CircleFormation, SquareFormation implement các phương thức của Creator FormationPattern theo nghiệp vụ riêng của nó là các creator dành riêng cho các mẫu hình tròn và hình vuông.
     public class CircleFormation extends FormationPattern {
         @Override
         public Vec3 calculateSlotLocation(Vec3 outLocation, int slotNumber) {
     	if(slots > 1){
     	    float angle = (360f * slotNumber) / slots + (slots == 8 ? 22.5f : 0);
     	    float radius = spacing / (float)Math.sin(180f / slots * Mathf.degRad);
     	    outLocation.set(Angles.trnsx(angle, radius), Angles.trnsy(angle, radius), angle);
     	}else{
     	    outLocation.set(0, spacing * 1.1f, 360f * slotNumber);
     	}
     	return outLocation;
         }
     }
    
     public class SquareFormation extends FormationPattern {
         @Override
         public Vec3 calculateSlotLocation(Vec3 out, int slot) {
     	int side = Mathf.ceil(Mathf.sqrt(slots + 1));
     	int cx = slot % side, cy = slot / side;
     	if(cx == side /2 && cy == side/2 && (side%2)==1){
     	    slot = slots;
     	    cx = slot % side;
     	    cy = slot / side;
     	}
     	return out.set(cx - (side/2f - 0.5f), cy - (side/2f - 0.5f), 0).scl(spacing);
         }
     }
    • Nhận xét: Mẫu thiết kế được dùng trong repo giống với mẫu chuẩn tại Refactoring GuruGPCoder.
  • Mẫu thiết kế Abstract Factory trong package units:

    • Giao diện UnitController đóng vai trò Abstract Factory, có nhiệm vụ khai báo dạng interface hoặc abstract class chứa các phương thức để tạo ra các đối tượng abstract.
     public interface UnitController{
         void unit(Unit unit);
         Unit unit();
    
         default boolean isValidController(){
     	return true;
         }
    
         default void command(UnitCommand command){
         }
    
         default void updateUnit(){
         }
    
         default void removed(Unit unit){
         }
    
         default boolean isBeingControlled(Unit player){
     	return false;
         }
     }
    • Lớp AIController cùng các lớp kế thừa nó trong package ../ai/types (gồm BuilderAI, DefenderAI, FlyingAI, FormationAI, GroundAI, HugAI, LogicAI, MinerAI, RepairAI) đóng vai trò ConcreteFactory, có nhiệm vụ xây dựng, cài đặt các phương thức tạo các đối tượng cụ thể dùng AI.
     public class AIController implements UnitController{
         protected static final Vec2 vec = new Vec2();
         protected static final int timerTarget = 0, timerTarget2 = 1, timerTarget3 = 2, timerTarget4 = 3;
    
         protected Unit unit;
         protected Interval timer = new Interval(4);
         protected AIController fallback;
    
         /** main target that is being faced */
         protected Teamc target;
    
         {
     	timer.reset(0, Mathf.random(40f));
     	timer.reset(1, Mathf.random(60f));
         }
    
         @Override
         ... //some code (chi tiết tại link trên)
     }

    Bên cạnh đó, ở đây tác giả đã có sự sáng tạo khi không cho các ConcreteFactory implement trực tiếp từ Abstract Factory (giao diện UnitController) mà xây dựng lớp một lớp cha AIController để có thể sử dụng code của lớp cha này cho các lớp con, điều này giúp cho chương trình trở nên gọn nhẹ hơn.

Các mẫu thiết kế thuộc nhóm Behaviorial

  • Mẫu thiết kế Strategy trong package ctype:

    • Trong mẫu này, giao diện ContentList đóng vai trò Strategy với nhiệm vụ định nghĩa các hành vi có thể có của một Strategy, đó là load các đối tượng. Các đối tượng thuộc kiểu ContentList được dùng trong nhiều Context (ngữ cảnh) khác nhau trong khắp project.
     public interface ContentList{
         /** This method should create all the content. */
         void load();
     }
    • Các lớp Blocks, Bullets, Items, Liquids, Loadouts, Planets, SectorPresets, StatusEffects, TechTree, UnitTypes, Weathers trong package content là các ConcreteStrategy, có vai trò cài đặt các hành vi cụ thể (load) của Strategy. Dưới đây là định nghĩa các lớp này:
     public class Blocks implements ContentList{
         public static Block...
     }
     public class Bullets implements ContentList{
         public static BulletType...
     }
     public class Items implements ContentList{
         public static Item
         scrap, copper, lead, graphite, coal, titanium, thorium, silicon, plastanium,
         phaseFabric, surgeAlloy, sporePod, sand, blastCompound, pyratite, metaglass;
     }
     public class Loadouts implements ContentList{
         public static Schematic
         basicShard,
         basicFoundation,
         basicNucleus;
    
         @Override
         public void load(){
     	basicShard = Schematics.readBase64...
         }
     }
     public class TechTree implements ContentList{
         static ObjectMap<UnlockableContent, TechNode> map = new ObjectMap<>();
         static TechNode context = null;
    
         public static Seq<TechNode> all;
         public static TechNode root;
         //code
     }
     public class Weathers implements ContentList{
         public static Weather
         rain,
         snow,
         sandstorm,
         sporestorm,
         fog,
         suspendParticles;
    
         @Override
         public void load(){
     	snow = ...
     	rain = ...
     	sandstorm = ...
     	sporestorm = ...
     	fog = ...
     	suspendParticles = ...
         }
     }
    • Nhận xét: Khi đối chiếu với mẫu thiết kế chuẩn tại GPCoder, có thể thấy mẫu thiết kế dùng trong repo này có đầy đủ các thành phần chuẩn và có phạm vi áp rộng hơn mẫu chuẩn.
  • Mẫu thiết kế Strategy trong package formations với các lớp và giao diện sau:

    • Interface SlotAssignmentStrategy đóng vai trò Strategy của mẫu thiết kế với nhiệm vụ định nghĩa các hành vi có thể có của một Strategy. Giao diện này xác định cách mỗi FormationMember được chỉ định cho một vị trí trong Formation.
     public interface SlotAssignmentStrategy{
    
         /** Updates the assignment of members to slots */
         void updateSlotAssignments(Seq<SlotAssignment> assignments);
    
         /** Calculates the number of slots from the assignment data. */
         int calculateNumberOfSlots(Seq<SlotAssignment> assignments);
    
         /** Removes the slot assignment at the specified index. */
         void removeSlotAssignment(Seq<SlotAssignment> assignments, int index);
    
     }
    • Các ConcreteStategy trong mẫu này là lớp: BoundedSlotAssignmentStrategy, DistanceAssignmentStrategy là một triển khai trừu tượng của SlotAssignmentStrategy hỗ trợ các role. Nói chung, có vai cứng (hard roles) và vai mềm (soft roles). Vai cứng không thể bị phá vỡ nhưng vai mềm có thể. Lớp trừu tượng này cung cấp cách triển khai phương thức calculateNumberOfSlots (Seq) allowNumberOfSlots chung chung (và tốn kém) hơn so với cách triển khai đơn giản trong FreeSlotAssignmentStrategy. Nó quét danh sách assignments để tìm số vị trí đã lấp đầy, là số vị trí cao nhất trong các assignments. FreeSlotAssignmentStrategy là cách triển khai SlotAssignmentStrategy đơn giản nhất. Nó chỉ đơn giản là đi qua từng assignment trong danh sách và gán số vị trí tuần tự. Số lượng khe chỉ là độ dài của danh sách. Vì mỗi thành viên có thể chiếm bất kỳ vị trí nào nên việc triển khai này không hỗ trợ các role. DistanceAssignmentStrategy.
     public abstract class BoundedSlotAssignmentStrategy implements SlotAssignmentStrategy{
    
         @Override
         public abstract void updateSlotAssignments(Seq<SlotAssignment> assignments);
    
         @Override
         public int calculateNumberOfSlots(Seq<SlotAssignment> assignments){
     	//code
         }
    
         @Override
         public void removeSlotAssignment(Seq<SlotAssignment> assignments, int index){
     	//code
         }
     }
    
     public class DistanceAssignmentStrategy implements SlotAssignmentStrategy{
         private final Vec3 vec = new Vec3();
         private final FormationPattern form;
     	
         //some code
     }
    
     public class FreeSlotAssignmentStrategy implements SlotAssignmentStrategy{
    
         @Override
         public void updateSlotAssignments(Seq<SlotAssignment> assignments){
     	// A very simple assignment algorithm: we simply go through each assignment in the list and assign sequential slot numbers
     	for(int i = 0; i < assignments.size; i++){
     	    assignments.get(i).slotNumber = i;
     	}
         }
    
         @Override
         public int calculateNumberOfSlots(Seq<SlotAssignment> assignments){
     	return assignments.size;
         }
    
         @Override
         public void removeSlotAssignment(Seq<SlotAssignment> assignments, int index){
     	assignments.remove(index);
         }
    
     }
    • BoundedSlotAssignmentStrategy lại có một ConcreteStrategy là SoftRoleSlotAssignmentStrategy là một triển khai cụ thể của BoundedSlotAssignmentStrategy hỗ trợ các vai trò mềm, tức là các vai trò có thể bị phá vỡ. Thay vì một thành viên có danh sách các vai trò mà nó có thể hoàn thành, nó có một tập hợp các giá trị thể hiện mức độ khó khăn của nó khi hoàn thành mọi vai trò. Giá trị được gọi là chi phí vị trí. Để thành viên không thể lấp đầy một vị trí, chi phí vị trí của nó phải là vô hạn (bạn thậm chí có thể đặt ngưỡng để bỏ qua tất cả các vị trí có chi phí quá cao; điều này sẽ giảm thời gian tính toán khi một số chi phí vượt quá). Để làm cho một vị trí lý tưởng cho một thành viên, chi phí vị trí của nó phải bằng không. Chúng tôi có thể có các mức phân công không phù hợp khác nhau cho một thành viên. Chi phí xèng không nhất thiết phải chỉ phụ thuộc vào thành viên và các vai trò xèng. Chúng có thể được khái quát hóa để bao gồm bất kỳ khó khăn nào mà thành viên có thể gặp phải khi chiếm vị trí. Ví dụ, nếu một đội hình được dàn trải, một thành viên có thể chọn một vị trí gần hơn so với một vị trí xa hơn. Khoảng cách có thể được sử dụng trực tiếp như một chi phí vị trí.
     public class SoftRoleSlotAssignmentStrategy extends BoundedSlotAssignmentStrategy{
         //some code
     }
    • Nhận xét: Khi đối chiếu với mẫu thiết kế chuẩn tại GPCoder, có thể thấy mẫu thiết kế dùng trong repo này có đầy đủ các thành phần chuẩn. Bên cạnh đó, mẫu thiết kế trong Mindustry đã được biến tấu đi một chút khi trong các ConcreteStategy, có lớp trừu tượng BoundedSlotAssignmentStrategy và có lớp SoftRoleSlotAssignmentStrategy kế thừa lớp trừu tượng này.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của nhóm em. Tổng cộng trong 4 repo, nhóm em tìm được 12/23 mẫu thiết kế thuộc cả 3 nhóm, trong đó có một vài mẫu thiết kế quan trọng được tìm thấy nhiều lần như Adapter, Strategy, Factory Method. Qua toàn bộ quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em nhận thấy 23 mẫu thiết kế cơ bản không chỉ là những gì trên sách vở mà còn rất quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm. Do kiến thức phần này rất rộng và chúng em cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong bài báo cáo không thể tránh khỏi sai sót, mong thầy cùng các bạn góp ý để nhóm có thể hoàn thiện bài tốt hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã đọc bài báo cáo này.